Ngành THIẾT KẾ ĐỒ HỌA - Mã ngành: 7210403
Chương trình tiêu chuẩn
Thời gian 4 năm - Trình độ đại học
Thiết kế đồ họa (Graphic Design) là ngành học luôn mang tính hiện đại có sự ảnh hưởng đa chiều tới hầu hết các ngành nghề trong xã hội. Ngành Thiết kế đồ họa đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các bạn sẽ tìm thấy rất nhiều các sản phẩm liên quan đến đồ họa.
Bên cạnh đó còn có những môn học tự chọn thú vị theo sở thích cá nhân của bạn. Bạn sẽ hiểu được quá trình thiết kế, từ những bài tập cơ bản với giảng viên, đến những đồ án lớn mang tính thực tế cao. Chương trình Thiết kế đồ họa sẽ trang bị cho bạn các kỹ năng để trở thành nhà thiết kế trong các lĩnh vực thiết kế đồ họa, chỉ đạo nghệ thuật, hình ảnh, quảng cáo, vẽ hoạt hình, ấn phẩm, thiết kế tạp chí, thiết kế sách, thiết kế bao bì… Khi bạn bắt đầu ngành học này, bạn sẽ biết nhiều hơn và phát triển xa hơn những gì trong danh mục này.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
- Graphic Designer
- Content Manager
- Web designer
- Search Engine Optimiser
- Motion Graphics Designer
- Prepress operator
- Creative Director
- Finished artist
- Art Director
- Packaging Design
- Junior Art Direction
- Computer Finished Art
- Branding and Identity Design
- Environmental and Wayfinding Design
- Advertising
- Magazine and Publishing Design
Giảng viên đứng lớp những môn chuyên ngành là những chuyên gia quốc tế và trong nước có kinh nghiệm về thiết kế, kinh doanh sản phẩm thiết kế.
Trong các môn học chuyên ngành – đặc biệt là hệ thống Đồ án, sinh viên sẽ có cơ hội đi thực tế đến hãng, công ty – môi trường chuyên nghiệp để trải nghiệm. Sinh viên của ngành Thiết kế Đồ hoạ trường ĐH Tôn Đức Thắng thường xuyên tham dự các chương trình workshop, talkshop của ngành tổ chức, cơ hội gặp gỡ nhiều chuyên gia trong ngành đồ họa, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.
Kế hoạch giảng dạy
- HỌC KỲ 1 (năm 1)
- HỌC KỲ 2 (năm 1)
- HỌC KỲ 3 (năm 2)
- HỌC KỲ 4 (năm 2)
- HỌC KỲ 5 (năm 3)
- HỌC KỲ 6 (năm 3)
- HỌC KỲ HÈ (năm 3)
- HỌC KỲ 7 (năm 4)
- HỌC KỲ 8 (năm 4)
Tiếng Anh 1 | Kỹ năng phát triển bền vững | Phương pháp học đại học | Bơi lội |
GDQP - Học phần 3 | Cơ sở tin học 1 | Vẽ kỹ thuật | Lịch sử mỹ thuật |
Nghiên cứu thiên nhiên | Hình họa 1 | Chuyên đề nhập môn Hình họa |
|
Tiếng Anh 2 | Kỹ năng làm việc nhóm | GDQP - Học phần 1 | Cơ sở tin học 2 |
Lịch sử Design | Cơ sở tạo hình | Hình họa 2 | Chuyên đề nhập môn Bố cục trang trí |
Tiếng Anh 3 | Kỹ năng viết và trình bày | GDQP - Học phần 2 | Điêu khắc cơ bản |
Luật xa gần | Hình họa 3 | Phương pháp thiết kế | Nguyên lý thiết kế đồ họa |
Pháp luật đại cương | Kỹ thuật ảnh | Hình họa 4 | Kỹ thuật dàn trang |
Nghệ thuật thị giác | Kỹ thuật in | Nghệ thuật chữ |
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin | Đồ họa trong không gian | Đồ án Đồ họa 2 | Đồ án Đồ họa 3 |
Đồ án Đồ họa 1 |
|
|
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh | Truyền thông tương tác | Đồ án Đồ họa 4 | Đồ án Đồ họa 5 |
Nhóm Đồ án tự chọn liên ngành Thiết kế tái chế, Thiết kế vải 1, Thiết kế vải 2, Đồ da 1, Đồ da 2, Đồ gốm 1, Đồ gốm 2, Kỹ thuật nhuộm 1, Trang sức 1, Trang sức 2, Thiết kế nhận diện sự kiện, Sản phẩm truyền thống, quà tặng, Đồ gỗ, Thiết kế poster, Thiết kế tạp chí, Thiết kế lịch, Sản phẩm nội thất nâng cao, Sản phẩm chiếu sáng, Trang điểm nghệ thuật |
Portfolio (Hồ sơ năng lực) |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | Đồ án Đồ họa 7 | Đồ án Đồ họa 6 | Tập sự nghề nghiệp |
Nhóm Đồ án tự chọn liên ngành Thiết kế tái chế, Thiết kế vải 1, Thiết kế vải 2, Đồ da 1, Đồ da 2, Đồ gốm 1, Đồ gốm 2, Kỹ thuật nhuộm 1, Trang sức 1, Trang sức 2, Thiết kế nhận diện sự kiện, Sản phẩm truyền thống, quà tặng, Đồ gỗ, Thiết kế poster, Thiết kế tạp chí, Thiết kế lịch, Sản phẩm nội thất nâng cao, Sản phẩm chiếu sáng, Trang điểm nghệ thuật |
Đồ án tốt nghiệp hoặc Nhóm tự chọn chuyên ngành |
Lưu ý:
- Sinh viên không đạt đầu vào Chương trình Tiếng Anh phải học thêm các phần Tiếng Anh bổ sung tùy năng lực, gồm có Tiếng Anh dự bị 1, 2, 3.
- Sinh viên phải đạt được chuẩn đầu ra Tiếng Anh theo quy định.
- Sinh viên dự thi chứng chỉ MOS về MS.Word, Excel theo quy định.
Mô tả môn học chuyên ngành
- Kỹ thuật ảnh
-
Môn học trang bị một số kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp tục nghiên cứu, tự học để có thể tự chụp được những bức ảnh đẹp về chân dung, phong cảnh, sản phẩm để làm tư liệu trong thiết kế đồ họa công thương nghiệp. Sinh viên nắm được nguyên lý và sử dụng tương đối thành thạo máy ảnh SLR, máy ảnh kỹ thuật số và xử lý ảnh bằng Photoshop với một số chức năng thông thường dùng trong chuyên ngành đồ họa. Thông thạo kỹ năng chụp, xử lý và in ấn ảnh.
Với các kiến thức thẩm mỹ, kỹ năng tác nghiệp đã được trang bị và rèn luyện, bằng phương pháp tư duy logic sinh viên phải tìm ra cho được những kiến thức từ môn học này sẽ được ứng dụng như thế nào trong sáng tác thiết kế đồ án cho ngành nghề theo học. Sinh viên thực hành nhiếp ảnh và xử lý hậu kỳ các loại hình sau:
- Chụp ảnh chân dung
- Chụp ảnh phong cảnh
- Chụp ảnh macro
- Chụp ảnh sản phẩm
Số tín chỉ: 2 (1.1) Lý thuyết: 15 - Thực hành: 30
- NGHỆ THUẬT CHỮ
-
Nghệ thuật chữ giới thiệu cho sinh viên sự sáng tạo, chức năng và thẩm mỹ của từng kiểu chữ trong thiết kế đồ họa. Bằng việc hiểu những nguyên lý cơ bản của chữ viết, sinh viên sẽ phát triển khả năng thiết kế chữ của mình để đáp ứng được yêu cầu thiết kế. Ngoài ra, sinh viên sẽ được học về các bộ phận chi tiết, vị trí, khoảng cách,… làm nên 1 kiểu chữ để có thể sử dụng trong in ấn và kỹ thuật số.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
- NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
-
Giới thiệu 11 yếu tố chính trong thiết kế đồ họa bao gồm: điểm, đường nét, hình khối, hình thể, ánh sáng, màu sắc, bề mặt, tỷ lệ, không gian, chữ, hệ thống đường kẻ. Mỗi yếu tố thiết kế đồ họa sẽ bao gồm lịch sử ra đời và miêu tả chi tiết. Nghiên cứu nguồn gốc, ý nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành. Sinh viên học về những yếu tố chính làm nên ngôn ngữ của thiết kế đồ họa, những yếu tố này cũng là kiến thức cơ bản chuyên ngành quan trọng, mà sinh viên sẽ phải áp dụng nhiều trong suốt quá trình học và đi làm sau này.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
- ĐỒ ÁN ĐỒ HỌA 1 (LOGO DESIGN)
-
Thiết kế logo mở ra cơ hội cho sinh viên khám phá thêm về văn hóa, xã hội và lịch sử của thiết kế logo. Sinh viên sẽ được học về những logo nổi tiếng và tầm quan trọng của nó đối với xã hội và doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên sẽ có thêm kinh nghiệm thông qua việc luyện tập, phát triển và ứng dụng sự sáng tạo vào logo. Tìm ra những giải pháp hiệu quả để truyền tải thông điệp của thương hiệu.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
- ĐỒ ÁN ĐỒ HỌA 3 (COMIC DESIGN)
-
Thiết kế truyện tranh tập trung vào hình ảnh và câu chuyện nội dung. Sinh viên sẽ nghiên cứu về các nền văn hóa và phong cách khác nhau, phát triển phong cách vẽ cá nhân dựa trên nghiên cứu và thực tập. Sinh viên được trải nghiệm các giai đoạn để thiết kế truyện tranh: sử dụng bố cục, cách kể chuyện, thiết kế chữ, kịch bản, những chất liệu giấy, và kỹ thuật để thiết kế 1 cuốn truyện tranh hoàn chỉnh.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
- ĐỒ ÁN ĐỒ HỌA 5 (IDENTITY SYSTEM)
-
Nhận diện thương hiệu cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về thương hiệu, cách quảng bá thương hiệu, các quy tắc trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Bên cạnh đó, sinh viên cần nghiên cứu sâu về thương hiệu, thị trường, thị hiếu của đối tượng khách hàng. Từ đó đưa ra phương án thiết kế phù hợp với thương hiệu.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
- ĐỒ ÁN ĐỒ HỌA 6 (ADVERTISING)
-
Đồ án đồ họa 6 cung cấp kiến thức về ngành thiết kế quảng cáo, các kênh truyền thông, nghiên cứu thị trường và tầm nhìn phát triển của ngành quảng cáo trong tương lai. Sinh viên được thực hành làm các công việc trong ngành sáng tạo quảng cáo. Giúp sinh viên sẳn sàng làm việc trong ngành quảng cáo sau khi ra trường.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
- PORTFOLIO
-
Thiết kế hồ sơ xin việc cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp, lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với năng lực cá nhân, thiết kế hồ sơ xin việc, trình bày hồ sơ năng lực để phù hợp với doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên còn được luyện tập trả lời phỏng vấn từ các câu hỏi cơ bản đến đi sâu vào chuyên ngành.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
- Đồ án tốt nghiệp
-
Đồ án Tốt Nghiệp là học phần tổng hợp cuối khóa, sinh viên phải liên kết tất cả các kiến thức đã học từ trước, vận dụng thành thạo các kỹ năng để hoàn thành một dự án thiết kế riêng của bản thân. Đồ án tốt nghiệp bao gồm luận văn mang tính chất lý thuyết, nghiên cứu chuyên sâu đi kèm với phần thực hành tạo ra sản phẩm thiết kế dựa vào phần nghiên cứu đã thực hiện trước đó. Những sinh viên có đồ án làm xuất sắc hay có kết quả học tập tốt có thể học tiếp lên cao học, tiến sĩ...
Số tín chỉ: 8 (0.8) Thực hành: 240 - Tự học: 240
- Kỹ thuật in
-
Sinh viên hiểu về quá trình sản xuất thành phẩm trong thiết kế đồ họa. Nhận biết vai trò và yêu cầu khác nhau ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, các dạng file và hệ màu trong in ấn, tương tác tốt với kỹ thuật viên nhà in, đề xuất yêu cầu in ấn tùy theo sản phẩm thiết kế. Chuẩn bị file thiết kế để in ấn. Quản lý quá trình in ấn và các giai đoạn sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Sinh viên phân loại và so sánh giữa các loại kỹ thuật in, nắm được điểm mạnh yếu từng loại để đưa ra giải pháp hợp lý. Sinh viên tích cực trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về các loại in, các loại giấy khác nhau, để có thể ghi nhớ và sử dụng một cách thành thạo.
Số tín chỉ: 3 (2.1) Lý thuyết: 30 - Thực hành: 30
- NGHỆ THUẬT thị giác
-
Giới thiệu 6 nghệ thuật thị giác trong thiết kế đồ họa bao gồm: Cân bằng, chuyển động, tương phản, đóng khung, cân xứng, sự lặp lại. Mỗi nghệ thuật thị giác sẽ bao gồm lịch sử ra đời và miêu tả chi tiết và phân loại. Sinh viên học về nghệ thuật trong thị giác trong thiết kế đồ họa. Vận dụng nghệ thuật thị giác vào các bài đồ án, bằng việc sử dụng các yếu tố thiết kế đồ họa trong môn học trước. Sinh viên có khả năng nghiên cứu, tổng hợp tư liệu về các chủ đề của môn học. Sinh viên phát triển khả năng tự đánh giá, phân tích nghệ thuật thị giác trong thiết kế đồ họa và cách áp dụng vào thiết kế của mình.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
- PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ
-
Môn học cung cấp kiến thức về quy trình thiết kế và cơ hội để người học ứng dụng quy trình này vào việc thiết kế một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc cải tiến một sản phẩm/ dịch vụ cũ. Quy trình thiết kế gồm các bước từ ý tưởng khởi đầu đến thiết kế và sản xuất, kể cả việc tái đánh giá hoặc xem xét lại ở một số bước nếu cần thiết. Người học sẽ khám phá từng bước và phương pháp thiết kế để ứng dụng vào đề tài cá nhân. Người học được yêu cầu phải lập kế hoạch, có tư duy phản biện và làm việc có phương pháp trong khi làm đề tài. Bằng sử dụng phương pháp thiết kế, người học sẽ được hướng dẫn phát triển ý tưởng nhằm cung cấp được giải pháp mới cho sản phẩm/dịch vụ. Quá trình phản biện và kiểm tra ý tưởng sẽ được tiến hành để chọn lọc ý tưởng phù hợp.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
- ĐỒ ÁN ĐỒ HỌA 2 (PAGE LAYOUT & PUBLISHING)
-
Đồ án đồ họa 2 giới thiệu đến sinh viên kiến thức về dàn trang và các giai đoạn sản xuất ấn phẩm đồ họa như: sách, báo, tạp chí, brochure,… và các ấn phẩm điện tử. Đối với môn đồ án 2, sinh viên sẽ phải liên tục sản xuất ra các ấn phẩm đồ họa từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng, sẵn sàng thiết kế các loại ấn phẩm đồ họa.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
- ĐỒ ÁN ĐỒ HỌA 4 (PACKAGING DESIGN)
-
Thiết kế bao bì tập trung vào các thiết kế bao bì có cấu trúc, nhãn, hình ảnh & hoạt tiết mang đậm chất đồ họa, chiến lược phát triển thương hiệu, logic và trưng bày trên kệ trong cửa hàng, chất liệu, khách hàng, kỹ thuật in và quy trình sản xuất. Sinh viên sẽ thiết kế lại những bao bì đã có trên thị trường dựa trên sản phẩm thật, tập làm quen với các chất liệu thân thiện với môi trường. Sinh viên sẽ làm những mẫu bao bì 3D, áp dụng nguyên lý thiết kế đồ họa vào thiết kế bao bì.
Số tín chỉ: 3 (3.0) Lý thuyết: 45 - Tự học: 90
- TRUYỀN THÔNG TƯƠNG TÁC
-
Môn học tập trung vào phát triển concept sử dụng những kênh truyền thông khác nhau cho chức năng tương tác. Sinh viên sẽ nghiên cứu, khám phá và giải thích về những vấn đề hàng ngày về truyển thông tương tác. Từ đó phát triển ra 1 sản phầm tương tác thay thế đáp ứng nhu cầu của người sử dụng bằng công cụ đồ họa.
Số tín chỉ: 2 (1.1) Lý thuyết: 15 - Thực hành: 15
- ĐỒ ÁN ĐỒ HỌA 7 (WEBSITE & UX DESIGN)
-
Thiết kế website và UX cung cấp cho sinh viên kiến thức về thiết kế layout website, cũng như chuyển đổi qua các ứng dụng thông minh với các kích thươc khác nhau. Sinh viên phân biệt sự khác nhau giữa thiết kế kỹ thuật số và thiết kế để in ấn. Đưa ra giải pháp phù hợp với chức năng và yêu cầu của khách hàng/doanh nghiệp.
Số tín chỉ: 3 (2.1) Lý thuyết: 24 - Thực hành: 21
- Tập sự nghề nghiệp
-
Nội dung khóa học được từng cá nhân sinh viên với thiết lập mục tiêu phối hợp với chuyên gia tư vấn thực tập của mình và người giám sát ở môi trường tập sự làm việc. Học phần Tập sự nghề nghiệp là học phần đặc thù: các sinh viên sẽ được đi thực tập tại các công ty, cơ sở, doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp định hướng trong tương lai của từng cá nhân tuỳ theo các tính chất chuyên biệt của ngành học về mỹ thuật công nghiệp. Trong khoảng thời gian tập sự, sinh viên sẽ được tham gia vào các dự án đang được triển khai tại nơi tập sự.
Người học được hướng dẫn tìm hiểu, nghiên cứu các phương án thi công/sản xuất các thiết kế trong thực tế và được yêu cầu phải thể hiện hiểu biết về mối quan hệ giữa bước ý tưởng và bước hiện thực hóa. Kết quả của thiết kế sẽ được xem xét trong bối cảnh kinh tế, thị trường, nhằm đáp ứng được các yêu cầu về chi phí, nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.
Số tín chỉ: 2 (2.0) Lý thuyết: 30 - Tự học: 60
- Đồ án tổng hợp
-
Đồ án tổng hợp là học phần tổng hợp cuối khóa, sinh viên phải liên kết tất cả các kiến thức đã học từ trước, vận dụng thành thạo các kỹ năng để hoàn thành một dự án thiết kế riêng của bản thân. Đồ án tổng hợp thì mang tính chất thực hành, có thể tạo thành sản phẩm phục vụ cho công việc đồ hoạ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là đồ án quan trọng, đòi hỏi sinh viên phải tập trung sức lực và thời gian để thực hiện trong khoảng 4 tháng. Sau khi làm hoàn thành và bảo vệ xong đồ án thì sinh viên có đủ điều kiện để xác nhận là đã đạt trình độ trở thành nhà thiết kế đồ hoạ thực thụ.
Số tín chỉ: 8 (0.8) Thực hành: 240 - Tự học: 240
Biết cách giao tiếp trực quan là một kỹ năng quan trọng mở ra nhiều cánh cửa nghề nghiệp. Với ngành học này bạn có thể trở thành nhà thiết kế hoặc trở thành nhà sáng tạo linh hoạt trong các vai trò khác nhau. Đây là một sự đầu tư tuyệt vời cho tương lai nếu bạn đang có niềm đam mê về nghệ thuật và cách tương tác bằng hình ảnh trực quan.
BẠN MUỐN TRỞ THÀNH SINH VIÊN CỦA NGÀNH?
DỰ ÁN THIẾT KẾ CỦA SINH VIÊN
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2015
- CHUẨN ĐẦU RA CỦA CTĐT 2015
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2018
- CHUẨN ĐẦU RA CỦA CTĐT 2018
1. Mục tiêu đào tạo:
1. 1 Mục tiêu chung:
-
Đào tạo nhà thiết kế, chuyên gia thuộc lĩnh vực Thiết kế đồ họa có năng lực chuyên môn vững lý thuyết, giỏi nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật cao, có tinh thần phục vụ vì cộng đồng.
-
Sinh viên ngành Thiết kế đồ họa có kiến thức tổng quan về nghệ thuật, có tư duy sáng tạo, có khả năng nhận định và xử lý thiết kế các loại hình Đồ họa ứng dụng, mang lại hiệu quả cao nhất cho nhu cầu sử dụng của con người.
-
Cung cấp nguồn nhân lực góp phần xây dựng và phát triển đất nước
-
Phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của các tầng lớp nhân dân.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức
-
Kiến thức giáo dục đại cương: Sinh viên được trang bị kiến thức giáo dục đại cương về pháp luật, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
-
Kiến thức cơ sở ngành: Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về vẽ mỹ thuật, về thẩm mỹ, về bố cục thị giác và xử lí hình ảnh; hiểu về phương pháp nghiên cứu, phương pháp thiết kế, phương pháp lập kế hoạch để phát triển ý tưởng cho sản phẩm; các kĩ năng sử dụng phần mềm thiết kế làm công cụ thể hiện và trình bày ý tưởng.
-
Kiến thức chuyên ngành: Sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên ngành để hiểu rõ các nguyên lý thiết kế và qui trình thiết kế sản phẩm đồ họa từ khâu đầu đến khâu cuối. Sinh viên có khả năng sáng tạo ý tưởng, nghiên cứu, lý luận, tiếp cận nhanh với công nghệ mới và thực tiễn sản xuất.
Kỹ năng:
-
Cử nhân Thiết kế đồ họa có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực đào tạo. Sau khi ra trường, sinh viên có những kỹ năng cần thiết và quan trọng để tham gia làm việc tại các công ty, hãng phim… với vai trò là nhà thiết kế đồ họa (Graphic Designer)
-
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, có khả năng định hướng, hoạch định kế hoạch trong việc phát triển sự nghiệp, có khả năng thích ứng và tự đào tạo cao để thích nghi với sự đổi mới của xã hội.
-
Sinh viên được đào tạo tăng cường tiếng Anh, khả năng tự cập nhật kiến thức để làm việc trong môi trường thiết kế (design) chuyên nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới.
-
Sinh viên có phong cách làm việc chuyên nghiệp thông qua việc được trang bị:
-
Các kỹ năng sáng tác, thiết kế trong lĩnh vực Đồ họa ứng dụng
-
Các kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học chuyên ngành Đồ họa
-
Các kỹ năng tiếp cận thực tế sản xuất và thực hành chế tạo mẫu sản phẩm mới
-
Các kỹ năng giao tiếp, nghiên cứu chuyên ngành Đồ họa bằng ngoại ngữ.
-
Có khả năng lập dự án và hoàn thiện công trình thiết kế theo chuyên ngành được đào tạo.
-
Các kỹ năng để thực hiện ý tưởng từ bản vẽ đến thực tiễn.
-
Các kỹ năng để làm việc độc lập như một nhà thiết kế tự do.
-
Các kỹ năng cứng và mềm (phương pháp học đại học, kỹ năng giao tiếp trong môi trường đại học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết và trình bày, kỹ năng đàm phán và thương lượng).
Thái độ:
-
Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của nhà thiết kế trong việc tạo ra những sản phẩm, tác phẩm đồ họa có giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của đất nước.
-
Có tinh thần cầu tiến, học hỏi, có tính kỷ luật cao, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc.
Trình độ tin học: Chứng chỉ MOS quốc tế
Trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ TOEIC quốc tế 500
2. Thời gian đào tạo: 04 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 139 tín chỉ
4. Đối tượng tuyển sinh: căn cứ theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Nội dung chương trình đào tạo: 139 TC
Kiến thức giáo dục đại cương: 36 (tín chỉ)
- Lý luận chính trị: 10 (tín chỉ)
- Khoa học xã hội: 2 (tín chỉ)
- Khoa học tự nhiên: 4 (tín chỉ)
- Ngoại ngữ: 15 (tín chỉ)
- Kỹ năng hỗ trợ: 5 (tín chỉ)
- Giáo dục thể chất (cấp chứng chỉ riêng)
- Giáo dục quốc phòng (cấp chứng chỉ riêng)
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 103 (tín chỉ)
- Kiến thức cơ bản: 36 (tín chỉ)
- Kiến thức ngành: 57 (tín chỉ)
- Kiến thức cơ sở ngành: 29 (tín chỉ)
- Kiến thức chuyên ngành: 28 (tín chỉ)
-
Bắt buộc: 22 (tín chỉ)
-
Tự chọn: 06 (tín chỉ)
- Đồ án tốt nghiệp (tương đương): 10 (tín chỉ)
- Tên ngành đào tạo:
- Tên ngành tiếng Việt : Thiết kế đồ họa
- Tên ngành tiếng Anh : Graphic design
- Trình độ đào tạo: Đại học chính quy
- Văn bằng: Cử nhân
- Mục tiêu đào tạo:
- Đào tạo cử nhân Thiết kế đồ họa có trình độ chuyên môn cao, nắm vững kiến thức chuyên ngành, hiểu các nguyên lý và qui trình thiết kế các sản phẩm đồ họa, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật cao và có tinh thần phục vụ vì cộng đồng.
- Sinh viên tốt nghiệp đảm bảo đạt chuẩn giá trị về Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ.
- Chuẩn đầu ra:
TT | Nội dung | Mô tả | Tiêu chí đánh giá | Thang đo |
1 | Kiến thức chung | Lý luận chính trị; Khoa học xã hội; Quốc phòng – An ninh. | - Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương về pháp luật, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; - Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng; - Hiểu biết những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội để có thể thiết kế những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ, văn hóa và kinh tế cao; - Hiểu, biết và vận dụng các kiến thức Quốc phòng toàn dân & An ninh nhân dân. | - Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình; - Biết phân tích, ứng dụng và đánh giá; - Chứng chỉ quốc phòng. |
Kiến thức chuyên môn | Cơ sở ngành | - Nắm vững các nguyên lý thiết kế, qui trình thiết kế và thực hiện một dự án đồ họa ứng dụng; - Nắm vững kiến thức thẩm mỹ đồ họa, ứng dụng; - Nắm vững kiến thức, quy trình công nghệ cần thiết cho đồ họa ứng dụng. | Qua các bài tập về nghiên cứu, thuyết trình và các bài tập về kiến thức cơ bản và sáng tác ứng dụng đạt yêu cầu môn học | |
Chuyên ngành | - Có khả năng phân tích xu hướng thẩm mỹ, tìm kiếm và phát triển ý tưởng mới trong thiết kế đồ họa; - Có khả năng sáng tác, hoàn thiện dự án đồ họa có tính thẩm mỹ và ứng dụng; - Nắm vững kiến thức kỹ thuật chuyên ngành (phần mềm, kỹ thuật chế bản, ấn loát...).
| - Qua các bài tập, sáng tác, thiết kế đồ họa ứng dụng và đồ án tốt nghiệp chuyên ngành; - Qua các bài tập nghiên cứu, phân tích ứng dụng thực tế mỗi đồ án đồ họa; | ||
2 | Kỹ năng nghề nghiệp | Kỹ năng chuyên môn | - Có khả năng phân tích dự án đồ họa từ đó hoạch định quy trình thực hiện hiệu quả; - Có kỹ năng tự cập nhật kiến thức để làm việc trong môi trường thiết kế chuyên nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới; - Có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế 2D, 3D làm công cụ thể hiện và trình bày ý tưởng. | - Dự kiểm tra về kỹ thuật, kỹ năng trong ứng dụng đồ họa đạt yêu cầu môn học trong chương trình; – Qua các bài tập nghiên cứu: cập nhật, nghiên cứu công nghệ, phần mềm ứng dụng mới. |
Kỹ năng mềm | - Kỹ năng tự học, nghiên cứu, tổng hợp, phân tích thông tin về các lĩnh vực: văn hóa, kinh tế, xã hội…; - Kỹ năng đàm phán, thuyết trình; - Kỹ năng viết báo cáo, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu; - Kỹ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập tùy tình huống yêu cầu; - Kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội: bơi liên tục được 50m; chơi tốt tối thiểu 1 môn thể thao; | Qua các bài tập về nghiên cứu, thuyết trình và các bài tập cơ bản, sáng tác có tính ứng dụng đạt yêu cầu môn học
| ||
Kỹ năng ngoại ngữ | - Khóa 19 trở về trước: TOEIC 500 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương. - Khóa 20: IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương. | Chứng chỉ còn thời hạn giá trị | ||
Kỹ năng tin học | - Chứng chỉ tin học MOS quốc tế. Khóa 19: 700 điểm MOS Khóa 20: 750 điểm MOS - Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc; - Sử dụng hiệu quả các phần mềm thiết kế chuyên ngành (Illustrator, Photoshop, Indesign, 3D Max...). | - Chứng chỉ còn thời hạn giá trị; - Qua các bài tập cơ bản, các bài tập sáng tác có tính ứng dụng đạt yêu cầu môn học. | ||
3 | Thái độ, ý thức xã hội | Thái độ và hành vi | - Tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp; - Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của nhà thiết kế trong việc tạo ra những sản phẩm công nghiệp có giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. - Có tinh thần cầu tiến, học hỏi, có năng lựcgiải quyết công việc thực tế. - Vận dụng tốt các kiến thức chuyên môn để xây dựng, định hướng, thúc đẩy trình độ thẩm mỹ của người tiêu dùng thông qua các sản phẩm. | Được người hướng dẫn kiểm tra qua quá trình học tập, quá trình thực hành, thực tập, nghiên cứu được đánh giá đạt yêu cầu |
Ý thức về cộng đồng, xã hội | - Có tinh thần vì tập thể; - Có ý thức tham gia các công tác xã hội, đoàn thể; - Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần sáng tạo và làm việc vì cộng đồng; | Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng (điểm rèn luyện của sinh viên) | ||
4 | Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp | Kết quả ứng dụng kiến thức, kỹ năng bằng cấp đã có. | - Sinh viên ra trường có thể ứng tuyển ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành Mỹ thuật ứng dụng như: Thiết kế đồ họa, chỉ đạo nghệ thuật, chụp ảnh, vẽ minh họa, quảng cáo, in ấn, thiết kế tạp chí và xuất bản, thiết kế bao bì, và truyền thông tương tác trong nước và quốc tế; - Tạo lập công ty hoặc thương hiệu riêng; - Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu liên quan. -Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học. | Kết quả điều tra tình hình công việc sinh viên sau thời điểm tốt nghiệp 1 năm |
5 | Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp | Bậc học cao hơn | - Có khả năng tiếp tục theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thuộc nhóm ngành mỹ thuật, thiết kế (hoặc liên quan đến thiết kế) trong và ngoài nước; - Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thiết kế. | - Kết quả đồ án tốt nghiệp; - Bằng cấp và chứng chỉ đạt được. |
STT | Khối kiến thức | Tổng số tín chỉ | ||
Tổng số tín chỉ | Bắt buộc | Tự chọn | ||
1 | Kiến thức giáo dục đại cương: 36 tín chỉ | |||
1.1 | Môn lý luận chính trị, pháp luật | 10 | 10 | |
1.2 | Khoa học xã hội | 2 | 2 | |
1.3 | Khoa học tự nhiên | |||
1.4 | Tiếng Anh | 15 | 15 | |
1.5 | Cơ sở tin học | 4 | 4 | |
1.6 | Kỹ năng hỗ trợ | 5 | 5 | |
1.7 | Giáo dục thể chất | Cấp chứng chỉ GDTC | ||
1.8 | Giáo dục quốc phòng | Cấp chứng chỉ GDQP | ||
2 | Kiến thức giáo dục chuyên ngành: 106 tín chỉ | |||
2.1 | Kiến thức cơ sở | 36 | 36 | |
2.2 | Kiến thức ngành | 60 | 54 | 6 |
2.2.1 | Kiến thức chung | 26 | 26 | |
Các môn chung và môn bắt buộc | 26 | 26 | ||
2.2.2 | Kiến thức chuyên ngành | 34 | 28 | 6 |
Các môn chung và môn bắt buộc | 28 | 28 | ||
Các môn học tự chọn | 6 | 6 | ||
2.3 | Tập sự nghề nghiệp | 2 | 2 | |
2.4 | Khóa luận TN hoặc tự chọn chuyên ngành | 8 | 8 | |
142 | 128 | 14 |
- Tên ngành (Major in): Mã ngành (Code): 7210403
- Tên ngành tiếng Việt: Thiết kế đồ họa
- Tên ngành tiếng Anh: Graphic Design
- Trình độ (Level): Đại học Hình thức (Mode of study): chính quy
- Văn bằng (Degree): Cử nhân
- Mục tiêu của chương trình đào tạo (Programme Objectives - POs)
PO1: Người học trở thành nhà thiết kế, chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế đồ họa có tư duy sáng tạo, có năng lực chuyên môn sâu rộng, có kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thiết kế Việt Nam.
PO2: Người học trở thành nhà thiết kế đồ họa có khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng làm việc độc lập và hòa nhập, khả năng tạo ra các sản phẩm có giá trị, ứng dụng môt cách hiệu quả tại Việt Nam và trên thế giới.
PO3: Người học trở thành nhà thiết kế đồ họa có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, có tinh thần cống hiến cho sự nghiệp phát triển con người, phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, ổn định và bền vững.
- Chuẩn đầu ra của chương trình (Expected learning Outcomes- ELOs)
Nhóm các ELOs | Mô tả | Mô tả các ELOs |
---|---|---|
Kiến thức chung |
Kiến thức chung về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên và xã hội, kiến thức về ngoại ngữ và tin học. | ELO1: Hiểu (apprehend) một cách hệ thống kiến thức chung về lý luận chính trị, tự nhiên xã hội. ELO2: Áp dụng (apply) khả năng ngoại ngữ vào công việc chuyên ngành tương đương với chuẩn đầu ra đạt tối thiểu trình độ B1 (quốc tế), từ IELTS 5.0 trở lên (hoặc các chứng chỉ khác tương đương), chứng chỉ tin học MOS ³750 điểm. |
Kiến thức chuyên môn |
Những hiểu biết cơ bản về mỹ thuật ứng dụng, về Nghệ thuật thị giác.
Những hiểu biết, thông tin chuyên môn về ngành thiết kế đồ họa | ELO3: Hiểu (apprehend) một cách tổng quan về ngành mỹ thuật ứng dụng qua từng giai đoạn lịch sử. ELO4: Hiểu (apprehend) về thị hiếu thẩm mỹ và nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm có yếu tố thiết kế. ELO5: Áp dụng (apply) bài bản những kiến thức nền tảng của nghệ thuật thị giác vào lĩnh vực thiết kế đồ họa. ELO6: Áp dụng (apply) thành thạo các nguyên lý thiết kế, phương pháp thiết kế, qui trình thiết kế sản phẩm đồ họa từ khâu đầu đến khâu cuối. ELO7: Áp dụng (apply) thành thạo các kiến thức về nghệ thuật chữ, nhiếp ảnh trong thiết kế đồ họa. ELO8: Sáng tạo (create) những sản phẩm trong in ấn và truyền thông đa phương tiện, có giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội đương đại. |
Kỹ năng chuyên môn (Practical skills:involving manual dexterity and the use of methods, materials, tools and instruments) | Kỹ năng nghề nghiệp | ELO9: Áp dụng (apply) được các kỹ năng vẽ tay trong việc phác thảo ý tưởng thiết kế. ELO10: Áp dụng (apply) được các kỹ năng xử lý, trình bày, lên bản vẽ thiết kế trên các phần mềm thiết kế đồ họa chuyên dụng. ELO11: Tìm ra (find out) giải pháp thiết kế phù hợp cho các sản phẩm đồ họa thương mại ELO12: Tìm ra (find out) giải pháp thiết kế phù hợp cho các sản phẩm đồ họa văn hóa. ELO13: Tìm ra (find out) giải pháp thiết kế phù hợp trong lĩnh vực đồ họa nhận diện thương hiệu và truyền thông tương tác. ELO14: Đánh giá (evaluate) được giá trị của các sản phẩm thiết kế đồ họa đối với khách hành và thị trường. |
Kỹ năng chung (Cognitive skills: involving the use of logical, intuitive and creative thinking) | Kỹ năng mềm | ELO15: Xây dựng (construct) kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề hợp lý trên ba phương diện: sử dụng hình ảnh, sử dụng lời nói và biểu đạt trong không gian/ sắp đặt. ELO16: Phát triển (develop) kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tương tác tốt trong các tình huống, công việc cụ thể. ELO17: Phát triển (develop) kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi. |
Thái độ và ý thức xã hội (Attitude and awareness) |
| ELO18: Nhận thức (recognize) một cách đúng đắn vai trò quan trọng của nhà thiết kế trong việc tạo ra những sản phẩm có giá trị, góp phần định hướng thẩm mỹ cho xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. ELO19: Xây dựng (construct) tinh thần tự chủ, ý thức trách nhiệm trong công việc của bản thân và tập thể. ELO20: Nâng cao (develop) trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ để làm việc hiệu quả trong môi trường thiết kế chuyên nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới. ELO21: Trau dồi (cultivate) hiểu biết về pháp luật, về đạo đức nghề nghiệp vì sự phát triển xã hội theo xu thế bền vững. |